Một trong những trở ngại mà doanh nghiệp phải giải quyết là loại cơ sở hạ tầng lưu trữ nào phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Máy chủ đám mây (Cloud Server) và máy chủ vật lý chuyên dụng thực hiện các nhiệm vụ riêng biệt tuỳ vào trường hợp sử dụng.
Bài viết cung cấp thông tin và tính năng về Cloud Server và máy chủ vật lý. Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tiếp cận giống và khác nhau trong cách thức hoạt động. Tùy thuộc vào khách hàng, nhu cầu xử lý thông tin và mức độ cần thiết của những thay đổi thích ứng với thị trường.
So sánh Máy chủ đám mây và Máy chủ vật lý
Trước khi quyết định loại môi trường nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp, bạn nên hiểu định nghĩa và tính năng của từng loại máy chủ.
Cloud Server là gì?
Máy chủ đám mây (Cloud Server) là một khái niệm vượt qua các giới hạn vật lý của thiết lập máy trạm hay máy chủ truyền thống. Cloud Server là cơ sở hạ tầng ảo được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Trong mô hình mới này, dữ liệu khách hàng và các tài nguyên có thể truy cập khác được trải rộng trên nhiều thiết bị ở các vị trí khác nhau.
Máy chủ vật lý là gì?
Máy chủ vật lý là những máy tính chuyên dụng dành riêng cho mục đích sử dụng cá nhân. Những loại máy chủ này thường là phần cứng được chế tạo thủ công, sắp xếp theo một cấu hình được thiết kế cụ thể và nhằm đáp ứng một mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp. Chúng cực kỳ mạnh mẽ và bạn có thể hoàn toàn tùy chỉnh với tư cách là chủ sở hữu
Tính năng của Cloud Server
Cloud Server giúp dữ liệu của bạn có thể dễ dàng chuyển giao giữa các máy chủ mẹ vật lý. Nó giúp quản lý quy trình kiểm soát lưu trữ và cách sử dụng thông tin của bạn.
Việc dự phòng và sao lưu dữ liệu cũng dễ dàng hơn nhờ vào các bản sao dữ liệu được tự động cập nhật trên nhiều máy vật lý mà không cần sự can thiệp của con người. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng phân bổ tài nguyên sử dụng bất kỳ lúc nào và xác định số lượng tài nguyên chính xác muốn mua. Tùy chọn này được kiểm soát trực tiếp từ bên trong giao diện quản lý.
Ngoài ra còn có các tùy chọn khác bao gồm khả năng mở rộng của lõi CPU, RAM (bộ nhớ) được phân bổ và không gian đĩa có thể dễ dàng tăng/giảm khi cần thiết. Các tùy chọn này sẽ được xử lý tự động khi các sự kiện nhất định xảy ra.
Tuy vậy, bởi hệ điều hành ảo hóa là một phần của máy chủ mẹ có thể được chia sẻ cho nhiều tài khoản. Nên nguy cơ vượt quá tài nguyên vật lý được phân bổ sẽ tăng lên do có thêm tài khoản trên máy chủ. Điều này, nếu không được giải quyết trước, có thể tạo ra hiệu suất kém cho ứng dụng hoặc trang web của bạn. Đây được coi là một trong những điểm hạn chế của loại cơ sở hạ tầng này.
Tính năng của Máy chủ Vật lý
Bởi vì tài nguyên vật lý được dành riêng cho máy chủ này, nên bạn nhận được toàn bộ quyền sử dụng phần cứng không bị chia cắt. Máy chủ vật lý được cấu hình với các thông số kỹ thuật chính xác về loại CPU và tốc độ, dung lượng ổ đĩa, bộ nhớ, các tùy chọn khác. Nó cho phép một máy chủ được thiết kế tùy chỉnh để thực hiện xuất sắc các tác vụ cụ thể của doanh nghiệp. Các lựa chọn này cũng cung cấp thêm tính linh hoạt của cấu hình mà có thể không khả dụng trong môi trường dựa trên đám mây.
Tuy nhiên, các thay đổi đối với các máy chủ chuyên dụng thường yêu cầu thời gian ngừng hoạt động ở một mức độ nào đó. Ngoài ra, nếu cơ sở hạ tầng của bạn yêu cầu một máy cụ thể và nó không có máy dự phòng. Điều này có thể tác động tiêu cực đến ứng dụng hoặc trang web của bạn.
Máy chủ nào phù hợp với bạn?
Kiểm tra và nêu chi tiết các yêu cầu cần thiết trước là cách tốt nhất để tiến hành.
Bởi vì quan điểm CNTT và nhu cầu kinh doanh của bạn sẽ khác nhau giữa các dự án. Việc đưa ra giải pháp "một kích cỡ phù hợp với tất cả" là điều gần như không thể. Bạn có thể kết luận rằng môi trường ảo linh hoạt và có thể mở rộng là tốt nhất, hoặc một máy chủ chuyên dụng được định cấu hình để phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn để có hiệu suất tối đa, là lựa chọn phù hợp.
Quyết định loại môi trường lưu trữ nào là cần thiết có thể là một quyết định khó khăn. Kiểm tra và nêu chi tiết cần thiết trước tất cả các yêu cầu mà dự án của bạn cần thường là cách tốt nhất để tiến hành. Cuối cùng, lựa chọn của bạn sẽ giúp định hình cách dự án phát triển, cách khách hàng của bạn tương tác với hệ thống, từ đó quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.
Bài viết chia sẻ về thông tin và các tính năng của Cloud Server và máy chủ vật lý. Nếu bạn đang tìm thuê Cloud Server uy tín, hãy tham khảo qua sản phẩm TPCloud. Dịch vụ máy chủ đám mây dựa trên nền tảng VMware mang đến nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh hay ứng dụng CNTT vào sản xuất của doanh nghiệp.
Nếu bạn có nhu cầu, đừng ngần ngại liên hệ theo hotline tư vấn: (+84) 96803 6868 hoặc truy cập trực tiếp vào https://tpcloud.vn/vi để được tư vấn miễn phí.