Dịch vụ Web Hosting cho phép doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu trang web và xuất bản trang web lên mạng. Giúp trang web doanh nghiệp đảm bảo sự hiện diện, mức độ hài lòng khách truy cập và thu hút nhiều hơn nữa người dùng tới trang web. Vì vậy, nó mở ra cơ hội lớn trong kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp.
Cùng TPCloud tìm hiểu thông tin về các loại Web Hosting phổ biến hiện nay, và khám phá một số ưu và nhược điểm của từng loại trong bài viết.
Server
Server là máy chủ vật lý có kích thước lớn và cấu hình mạnh.
Server là máy chủ vật lý có hệ điều hành riêng và chạy giống như bất kỳ máy tính khác, nhưng có kích thước lớn hơn và chức năng, cấu hình mạnh hơn. Loại máy chủ này cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát hoàn toàn trên máy chủ đặt trang web. Người dùng có thể tùy chỉnh mọi thứ từ cấu hình web, hệ điều hành, phần mềm và môi trường hosting riêng tùy vào nhu cầu.
Nhược điểm
Bởi vì server cung cấp quyền kiểm soát tối đa với hiệu suất mạnh mẽ, nên nó yêu cầu một khoản chi phí lớn và kiến thức kỹ thuật cao cho cài đặt, vận hành và nâng cấp. Một nhược điểm nữa là khi máy chủ vật lý hỏng thì toàn bộ hệ thống sẽ bị ngừng hoạt động. Ngoài ra, nếu ổ cứng hỏng sẽ gây mất dữ liệu và dường như không thể khôi phục lại được.
Máy chủ ảo (VPS)
Máy chủ ảo VPS có hệ điều hành, CPU, dung lượng RAM và ổ cứng riêng biệt.
VPS (Virtual Private Server) là một dạng máy chủ ảo, được hình thành thông qua hình thức phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Mỗi VPS hoạt động dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu, nhưng có hệ điều hành, CPU, dung lượng RAM và ổ cứng riêng biệt. Người dùng có quyền truy cập sâu vào hệ thống không gian VPS của mình và đảm bảo được môi trường lưu trữ dữ liệu an toàn. So với máy chủ vật lý, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng VPS để tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn đảm bảo bảo mật và tốc độ xử lý dữ liệu tốt.
Nhược điểm
Máy chủ ảo VPS có khả năng mở rộng tài nguyên lớn bị giới hạn và việc nâng cấp tài nguyên yêu cầu kỹ năng chuyên môn với khoản chi phí không nhỏ. Đồng thời, hoạt động của VPS phụ thuộc vào phần cứng của máy tính vật lý chứa VPS. Nên khi máy chủ vật lý hỏng thì hệ thống sẽ phải dừng hoạt động, có thể gây mất dữ liệu. Ngoài ra, máy chủ vật lý có thể bị treo dẫn đến VPS ngừng hoạt động vào các giờ cao điểm.
Shared Hosting
Các tài khoản khác nhau sử dụng Shared Hosting sẽ chia sẻ chung tài nguyên.
Shared hosting là hình thức lưu trữ chia sẻ trên mạng. Với loại hình hosting này, các khách hàng lưu trữ web chia sẻ cùng một máy tính. Tất cả các trang web của tất cả các tài khoản khác nhau sẽ chia sẻ chung tài nguyên từ máy chủ như bộ nhớ RAM và CPU. Công ty cung cấp dịch vụ hosting này sẽ chỉ phân bổ một lượng ít tài nguyên cho người dùng. Vì vậy hình thức lưu trữ chia sẻ này sẽ ít tốn kém hơn các lựa chọn khác và không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn quá nhiều.
Nhược điểm
Người dùng không có quyền truy cập sâu vào hệ thống. Trang web của người dùng có thể bị ảnh hưởng về hiệu suất và lượng truy cập bởi các trang web khác trên cùng máy chủ. Một nhược điểm khác của hosting này là không có khả năng tùy chỉnh môi trường lưu trữ. Cuối cùng là Shared hosting tiềm ẩn rủi ro nhất định về bảo mật các ứng dụng web và bảo vệ trang web tránh sự tấn công mạng.
Cloud Hosting
Cloud Hosting vận hành ổn định trên hệ thống điện toán đám mây.
Cloud Hosting hay lưu trữ đám mây là một hình thức hosting vận hành trên hệ thống điện toán đám mây. Nó cho phép người dùng đặt trang web của mình lên đám mây và nhóm tài nguyên từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau. Cloud Hosting cung cấp hệ thống ổn định với khả năng không giới hạn để xử lý các lưu lượng truy cập lớn.
Hơn thế nữa, người dùng có thể mở rộng hay thu hẹp quy mô lưu trữ khi cần thiết một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Bởi doanh nghiệp sẽ chỉ phải trả phí khi sử dụng dịch vụ và tài nguyên (CPU, RAM, HDD...được cấu hình theo yêu cầu).
Nhược điểm
Với nhiều cài đặt Cloud Hosting, người dùng sẽ bị giới hạn và phải chi trả chi phí khá cao khi muốn thay đổi cài đặt của hệ thống và thêm vào một vài phần mềm hỗ trợ.
Bài viết đã so sánh các kiểu Web Hosting hiện nay để giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình lưu trữ thích hợp. Nếu bạn đang tìm thuê dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây uy tín, hãy tham khảo qua sản phẩm TPCloud. Dịch vụ máy chủ đám mây dựa trên nền tảng VMware mang đến nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh hay ứng dụng CNTT vào sản xuất của doanh nghiệp.
Nếu bạn có nhu cầu, đừng ngần ngại liên hệ theo hotline tư vấn: (+84) 96803 6868 hoặc truy cập trực tiếp vào http://www.tpcloud.vn/ để được tư vấn miễn phí.