Dịch vụ Cloud Server có thực sự an toàn?

Mar 09th 2021 | Điện toán đám mây | By TPCLOUD TECH

Tính an toàn luôn là điều kiện tiên quyết khi chọn dịch vụ lưu trữ dữ liệu. Liệu dịch vụ Cloud Server có đáp ứng đủ điều kiện? Đọc ngay bài viết để có trả lời.


Dịch vụ Cloud Server cho phép các doanh nghiệp lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trên nền tảng đám mây. Và đây đang trở thành xu hướng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới. Nhưng câu hỏi là: “Liệu dịch vụ Cloud Server có thực sự an toàn?”

Những lợi ích của dịch vụ Cloud Server mang lại cho doanh nghiệp là không thể chối cãi. Tuy nhiên, vẫn sẽ luôn có những lo ngại về bảo vệ và khả năng mất dữ liệu, hay các mối đe dọa. Hoặc nếu như máy chủ của các nhà cung cấp gặp vấn đề, dữ liệu và hệ thống sẽ ra sao?

Tuy nhiên, thông tin được lưu trữ trên đám mây sẽ an toàn hơn so với cách truyền thống. Tại sao? Các biện pháp an ninh mạng của các nhà cung cấp thường mạnh hơn nhiều để bảo vệ dữ liệu của bạn.

Dịch vụ Cloud Server là gì?

Dịch vụ Cloud Server là máy chủ ảo chạy trong môi trường điện toán đám mây. Nó được xây dựng, lưu trữ và phân phối thông qua internet và có thể được truy cập từ xa.  Cloud Server có thể hoạt động như một đơn vị độc lập.

Đây chính là đáp án cho các bài toán về chi phí, bảo hành và uptime của doanh nghiệp. Và đây là lời giải đặc biệt cho những ai có nhu cầu kinh doanh online. Tóm lại, Cloud Server là giải pháp máy chủ vượt trội nhất hiện nay.

Cloud Server là giải pháp máy chủ vượt trội nhất hiện nay

Dịch vụ Cloud Server an toàn như thế nào?

Ngoài những nguyên tắc bắt buộc, cloud server chịu sự quản lý của các chuyên gia. Cùng với đó, các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server cũng áp dụng những công nghệ bảo mật tiên tiến. Vì vậy, việc lưu trữ cũng trở nên an toàn hơn so với cách thông thường. Dưới đây là các tiêu chí bảo mật đặc biệt của Cloud Server:

 

  1. Kiểm soát lưu lượng truy cập

Tường lửa được xem là nền tảng cơ bản trong bảo mật an ninh mạng. Vì vậy mà bảo mật của dịch vụ Cloud Server cũng không là trường hợp ngoại lệ. Tường lửa là thiết bị bảo mật mạng dùng để giám sát và lọc lưu lượng mạng đến và đi. Và việc kiểm soát lưu lượng truy cập này dựa trên các chính sách bảo mật đã được thiết lập của tổ chức. Cũng chính từ những quy tắc, dữ liệu môi trường đám mây sẽ qua kiểm duyệt và sàng lọc thông qua tường lửa. Nhờ đó, một bức tường được dựng lên giữa hệ thống của bạn với các hệ thống khác trong data center.

  1. Ngăn ngừa và giảm thiểu DDoS

DDoS được hiểu là tấn công từ chối dịch vụ phân tán. Và nó luôn là những giấc mơ tồi tệ của doanh nghiệp.Thiệt hại mà DDoS để lại cho doanh nghiệp là hệ thống bị tổn hại, chi phí lớn cho xử lý và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là nó xảy ra với tất cả doanh nghiệp trong tất cả các ngành. DDoS tấn công bằng cách phá vỡ lưu lượng truy cập bình thường của một máy chủ, dịch vụ hoặc mạng. Điều này được thực hiện thông qua việc áp đảo mục tiêu hoặc cơ sở hạ tầng xung quanh với một lượng lớn lưu lượng truy cập Internet. Để chống lại DDoS, thì nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server phải có cơ sở hạ tầng mạnh mẽ. Nghĩa là cơ sở đó gồm mạng lưới các data center được trải dài ở nhiều khu vực địa lý. Từ đây, việc thay đổi hướng lưu lượng truy cập khỏi các nút thắt cổ chai được thực hiện một cách chủ động. Bên cạnh đó, nhà cung cấp cũng có thể phân chia lưu lượng giữa các data center.

  1. Khả năng cảnh báo tấn công theo thời gian thực

Dữ liệu luôn là tài sản quý giá đối với đại đa số doanh nghiệp. Dù cho quy mô doanh nghiệp nhỏ hay lớn, những giá trị mang lại của dữ liệu luôn rất lớn. Nếu là một nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server uy tín, các cảnh báo tức thì khi có sự cố sẽ được cung cấp. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có thể chủ động giải quyết để giảm thiểu tổn thất.

  1. Sử dụng dịch vụ đám mây được mã hóa

Trên thị trường, một số nhà cung cấp cung cấp mã hóa và giải mã các tệp cục bộ bên cạnh việc lưu trữ. Điều này đồng nghĩa với việc dịch vụ Cloud Server sẽ có trách nhiệm mã hóa các tệp và lưu trữ một cách an toàn. Theo đó, sẽ không ai - bao gồm nhà cung cấp hoặc quản trị viên máy chủ - có quyền truy cập vào các tệp lưu trữ này.

5. Sao lưu và khôi phục dữ liệu tức thời

Với auto-backup theo chu kỳ và luôn lưu giữ bản backup mới nhất giúp bảo toàn dữ liệu một cách tốt hơn. Bởi sẽ luôn có những trường hợp như xóa nhầm Volume (Disk) hay mất dữ liệu khi chưa kịp Backup hoặc chưa kịp tạo snapshot xảy ra.

VMware của TPCloud.

Nếu bạn đang tìm thuê dịch vụ Cloud Server uy tín, hãy tham khảo qua sản phẩm TPCloud. Dịch vụ máy chủ đám mây dựa trên nền tảng VMware mang đến nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh hay ứng dụng CNTT vào sản xuất của doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu, đừng ngần ngại liên hệ theo hotline tư vấn: (+84) 96803 6868 hoặc truy cập trực tiếp vào http://www.tpcloud.vn/ để được tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan