TOP 5 XU HƯỚNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY NĂM 2022

Apr 19th 2022 | Tin tức công nghệ | By TPCOMS


Từ 2020 đến nay được xem như giai đoạn phát triển bùng nổ của điện toán đám mây khi các doanh nghiệp dần thích nghi với đại dịch toàn cầu bằng cách tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số. Vì vậy, năm 2022 chắc chắn sẽ là một năm tiếp tục tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của xu hướng công nghệ mới này.


Hãy cùng TP Cloud tìm hiểu top 5 xu hướng điện toán đám mây trong năm 2022:


  1. Điện toán đám mây tiếp tục được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực mới:

Hạ tầng điện toán đám mây được ví như “xương sống” của cả 1 quy trình phân phối các dịch vụ kĩ thuật số (mạng xã hội, giải trí trực tuyến, IoT,...). Tốc độ kết nối mạng di động cực nhanh như 5G hay Wi-fi 6E không chỉ có nghĩa là nhiều dữ liệu sẽ được truyền tải từ Đám mây, mà hơn thế nữa, những dạng dữ liệu mới có thể được truyền trực tuyến, như cách mà Google’s Stadia hay Amazon Luna, những nơi đã và đang áp dụng nền tảng game đám mây và ngày càng tăng trưởng cũng như nhận được nhiều nguồn góp vốn. 


  1. Tính bền vững - động lực thúc đẩy “cách mạng đám mây” 

Thế giới ngày càng phát triển, đi kèm với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng báo động. Trong lĩnh vực công nghệ, các doanh nghiệp thường tìm cách tập trung vào việc cắt giảm mức sử dụng năng lượng nhưng lại tham vọng cải tiến động cơ máy tính, mở rộng khả năng lưu trữ kĩ thuật số và tiết kiệm chi phí. Chính vì vậy, 2022 sẽ là một năm mà hầu hết các ông lớn công nghiệp sẽ dành ra để nghiên cứu và phát triển với mục tiêu “bền vững” đi đầu. Amazon - công ty điện toán đám mây và là người mua năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, cũng có 206 dự án năng lượng bền vững của riêng mình đang hoạt động trên toàn thế giới, tạo ra khoảng 8,5GW mỗi năm, và giờ đây, công ty cũng đang tập trung vào việc giảm mức sử dụng năng lượng “hạ nguồn” do các sản phẩm của mình như Echo và Fire TV tạo ra khi chúng có mặt tại nhà khách hàng.


  1. Hybrid Cloud - Sự tổng hòa giữa “Private cloud” và “Public Cloud”

Nếu như Public Cloud có thể mở rộng và triển khai nhanh chóng, Private Cloud được quản lý nội bộ, an toàn hơn nhưng ít khả năng mở rộng hơn, thì Hybrid Cloud là tổng hòa của 2 mô hình này.

Ngày nay, các công ty như Microsoft, Amazon và IBM (những nhà cung cấp đám mây lớn nhất) đang mở rộng việc triển khai các mô hình "kết hợp" áp dụng cách tiếp cận tốt nhất của cả hai thế giới. Dữ liệu cần được khách hàng truy cập nhanh chóng và thường xuyên, có thể được lưu giữ trên các máy chủ AWS hoặc Azure công khai và được truy cập thông qua các công cụ, ứng dụng và trang tổng quan. Dữ liệu bảo mật, quan trọng hơn có thể được lưu giữ trên các máy chủ riêng, nơi có thể giám sát quyền truy cập và nó có thể được xử lý bằng các ứng dụng độc quyền. 


  1. AI (Artificial Intelligence - Trí tuệ nhân tạo) trong Điện toán đám mây

Điện toán đám mây đóng 1 vai trò quan trọng trong việc đảm bảo AI có tác động tích cực tới xã hội. Các nền tảng khoa học máy tính yêu cầu một sức mạnh xử lý và băng thông dữ liệu để đào tạo và xử lý dữ liệu, và trung tâm dữ liệu đám mây sẽ cung cấp cho người dùng. Những tính năng chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày như Google Search, Instagram Filter, chúng đều nằm ở Đám mây, và công nghệ dẫn dắt traffic từ trung tâm dữ liệu tới những thiết bị người dùng và quản lí hạ tầng lữu trữ đều được xây dựng bằng Khoa học máy tính. 

Xu hướng đột phá AI sẽ là các thuật toán “sáng tạo”, có thể tạo ra bất cứ thứ gì từ nghệ thuật đến dữ liệu tổng hợp để đào tạo thêm AI cũng như các mô hình ngôn ngữ nhằm tăng độ chính xác cho máy móc để có thể hiểu được ngôn ngữ của con người.


  1. Sự trỗi dậy của Serverless 

Serveless là một khái niệm tương đối mới đang thu hút được sự chú ý trên thị trường từ các nhà cung cấp bao gồm Amazon (AWS Lambda), Microsoft (Azure Functions) và IBM Cloud Functions. Đôi khi được gọi là "functions as a service", tức các doanh nghiệp không bị ràng buộc vào việc cho thuê máy chủ hoặc trả tiền cho lượng lưu trữ hoặc băng thông cố định. Tất nhiên, không thực sự là không có máy chủ - ngược lại, máy chủ vẫn ở đó, nhưng nó sẽ giúp người dùng không phải tác động gì đến cấu hình hay kỹ thuật. Serveless sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng, phát triển điện toán đám mây, cũng như đa dạng hóa trải nghiệm người dùng.


Nguồn: Forbes

Bài viết liên quan